Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Người đàn ông đột tử âm tính nCoV

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, các mẫu bệnh phẩm của người này được xét nghiệm nCoV bằng kỹ thuật Real time RT-PCR. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kết luận người này không mắc bệnh Covid-19, hiện chờ giám phiên dịch định pháp y để xác định nguyên nhân tử vong.

Người đàn ông này tử vong đêm 28/2 tại một ngôi nhà ở phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. Người này quê ở Cẩm Giàng, Hải Dương, mới thuê ngôi nhà 10 ngày nay. Chủ nhà không liên lạc được với người thuê nên tới kiểm tra, báo công an phường mở cửa vào phát hiện anh ta đã chết.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội đã lấy mẫu bệnh phẩm và đưa thi thể về Bệnh viện 198.

Do người này đột tử không rõ nguyên nhân trong khi có dịch Covid-19, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch của Hà Nội chỉ đạo triển khai các biện pháp chuyên môn như một ca nghi ngờ nhiễm virus corona, để chủ động phòng chống dịch, bảo vệ người dân.

Giới chức y tế tiến hành điều tra dịch tễ người đột tử để khoanh vùng giám sát và cách ly y tế với những người đã có tiếp xúc. Ngôi nhà và khu vực lân cận được khử trùng.

Tổ chức cách ly tại cơ sở y tế đối với gia đình chủ nhà và các hộ dân ở khu vực lân cận. Cách ly giám sát 20 người đã phát hiện người đột tử, bao gồm đại diện UBND phường, công an phường, nhân viên y tế, đại diện tổ dân phố...

Lê Nga

Mbappe tạo màn trình diễn 'điểm 10'

Ghi bàn: Sarabia 3, Mbappe 74, 90, Icardi 76

Với hai bàn thắng và một pha kiến tạo, Mbappe được trang thống kê uy tín Whoscored chấm điểm 10. Đây là lần đầu tiên anh nhận điểm 10 mùa này. Tiền đạo 21 tuổi liên tục làm khổ hàng thủ Dijon với những pha rê dắt kỹ thuật, ở tốc độ cao. Một trong những tình huống như vậy dẫn tới bàn mở tỷ số cho PSG.

Mbappe ghi năm bàn trong năm trận gần nhất. Ảnh: Reuters.

Mbappe ghi năm bàn trong năm trận gần nhất. Ảnh: Reuters .

Phút thứ ba, Mbappe nhảy múa bên cánh trái rồi tạt vào trong. Hậu vệ Dijon phá ra, nhưng Marquinhos ập vào đá bồi. Bóng đi tới đúng vị trí của Pablo Sarabia, và tiền vệ Tây Ban Nha đệm vào lưới ở cự ly gần. Đến phút 26, Mbappe tiếp tục "làm xiếc" với bóng, khi xâu kim đối thủ hai pha liên tiếp.

Bàn thắng sớm giúp PSG làm chủ thế trận, và liên tiếp tạo ra cơ hội. Mbappe dứt điểm sáu pha, trong 70 phút đầu tiên, nhưng không thành bàn. Trong đó, cú sút ở phút 70 khiến bóng trúng xà ngang. Nhưng chỉ bốn phút sau, tiền đạo Pháp nổ súng từ đường chọc khe của Julian Draxler. Mbappe lừa qua cả thủ môn trước khi dứt điểm vào lưới trống.

PSG 4-0 Dijon
 
 
PSG 4-0 Dijon

Hai phút sau, Mbappe tiếp tục dọn cỗ của Maurro Icardi dứt điểm chéo góc trong cấm địa, nâng tỷ số lên 3-0. Đến phút bù phiên dịch giờ, cựu tiền đạo Monaco ấn định thắng lợi 4-0 với pha đá bồi cận thành.

Chiến thắng giúp PSG tạo khoảng cách 13 điểm so với nhì bảng Marseille. Mbappe cũng vươn lên dẫn đầu danh sách ghi bàn Ligue 1 với 18 bàn thắng, chỉ qua 20 trận đấu.

Danh sách thi đấu

PSG : Navas; Kehrer, Kimpembe, Marquinhos, Bernat; Kouassi (Icardi 72'), Gueye; Mbappé, Di Maria (Draxler 17'), Sarabia, Cavani (Parades 72').

Dijon : Runarsson; Alphonse, Ecuele Manga, Coulibaly (Cadiz 75'), Aguerd, Mendyl; Ndong, Lautoa (Amalfitano 72'); Baldé, Tavares, Mavididi (Sammaritano 64').

Xuân Bình

Một người Việt tại Hàn Quốc nhiễm nCoV

Theo TTXVN , Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã gửi thông tin bệnh nhân này đến Bộ Y tế Việt Nam,

Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, các cơ quan và địa phương liên quan đề nghị tạo mọi điều kiện thuận lợi và tích cực điều trị cho công dân Việt Nam bị nhiễm bệnh.

Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung-wha hôm qua cho biết chính phủ nước này đang nỗ lực đối phó, khoanh vùng dịch Covid-19 và sẽ " hỗ trợ y tế miễn phí theo tiêu chuẩn WHO đối với công dân Việt Nam tại Hàn Quốc.

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegi, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế di chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV tại bệnh viện Daenam ở huyện Cheongdo, gần thành phố Daegu, Hàn Quốc, hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Hàn Quốc hiện là ổ dịch lớn thứ hai thế giới, với hơn 3.000 ca nhiễm và 17 trường hợp tử vong, tập trung chủ yếu ở thành phố Daegu và quận Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang gần đó.

Khoảng 200.000 công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và lao động tại Hàn Quốc. Riêng tại thành phố Daegu là 8.285 người, tại tỉnh Bắc Gyeongsang là 18.502 người, trong đó có 333 người tại quận Cheongdo.

Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao ngày 21/2 khuyến cáo công dân Việt Nam không nên phiên dịch đến các khu vực đang có dịch Covid-19 hoặc có khả năng chịu ảnh hưởng của dịch. Công dân Việt Nam đang có mặt tại Hàn Quốc được đề nghị thường xuyên theo dõi và tuân thủ hướng dẫn từ cơ quan chức năng sở tại để phòng tránh dịch.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong.

Ngọc Ánh

Số ca nhiễm mới nCoV ở Hàn Quốc gần gấp đôi Trung Quốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) chiều nay cho biết họ ghi nhận thêm 219 ca nhiễm nCoV, sau khi thông báo 594 ca mới dương tính với virus vào sáng nay. Như vậy, số ca nhiễm mới nCoV ở Hàn Quốc tăng 813 người chỉ trong một ngày, nâng tổng số người nhiễm lên 3.150.

Đây là mức tăng mạnh nhất tại Hàn Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát ở nước này, vượt xa mức tăng 427 ca nhiễm mới được Trung Quốc báo cáo hôm nay.

Các nhân viên khử trùng một ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc hôm 28/2 nhằm ngăn nCoV lây lan. Ảnh: AFP.

Các nhân viên khử trùng một ga tàu điện ngầm ở Seoul, Hàn Quốc hôm 28/2 nhằm ngăn nCoV lây lan. Ảnh: AFP.

Số ca tử vong vì nCoV ở Hàn Quốc hiện là 17 người, 10 người đangtrong tình trạng nặng. Trong 813 ca nhiễm mới nCoV hôm nay, 657 người ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc và 79 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Tổng số ca nhiễm tại Daegu và Bắc Gyeongsang tới nay lần lượt là 2.236 và 488.

Các địa phương khác của Hàn Quốc cũng xác định thêm một số ca nhiễm mới. Thủ đô Seoul báo cáo thêm 15 trường hợp nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm lên 77. Busan, thành phiên dịch phố lớn thứ hai Hàn Quốc, cũng ghi nhận 15 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân lên 80. Các tỉnh Gyeonggi và Nam Gyeongsang đều ghi nhận thêm 10 trường hợp.

Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên vào ngày 20/1. Tình hình sau đó không quá nghiêm trọng, cho đến hôm 18/2, khi một nữ tín đồ 61 tuổi của giáo phái Tân Thiên Địa ở Daegu được xác nhận dương tính với nCoV. Số ca nhiễm những ngày tiếp theo tăng vọt, đôi khi gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày, biến Hàn Quốc thành ổ dịch lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục.

Nhằm ngăn chặn virus lây lan, giới chức y tế Hàn Quốc tiếp tục kêu gọi người dân giữ khoảng cách với người khác và tránh tụ tập đông người, như những buổi lễ tôn giáo hoặc biểu tình vào cuối tuần. Hơn 70 quốc gia đã hạn chế nhập cảnh đối với du khách từ Hàn Quốc bằng các lệnh cấm hoặc kiểm dịch chặt chẽ hơn do lo ngại dịch bệnh.

Ngọc Ánh (Theo Yonhap/ AFP )

Tỷ lệ tử vong do Covid-19 theo lứa tuổi

Nghiên cứu của CDC thực hiện bằng cách phân tích 72.314 ca mắc ở đại lục, cho thấy hơn 80% bệnh nhân mắc nCoV chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ.

Khi đã nhiễm virus, trong các bệnh nhân ở nhóm tuổi 80 trở lên có 14,9% tử vong, các bệnh nhân tuổi 70 là 8%.

Bênhh nhân tuổi 50-59 có tỷ lệ tử vong 1,3%, cao gấp ba lần những người tuổi 40.

Thanh niên lứa tuổi 30 cũng như nhóm từ 10 đến 19 tuổi, tỷ lệ tử vong do virus này là 0,2%. Nghiên cứu không xét đến tỷ lệ tử vong ở trẻ dưới 10 tuổi. Nhóm này cũng chiếm phần rất ít trong tổng số bệnh nhân, ở mức chưa đến 1%.

Số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu này là lớn nhất tính đến nay.

Lý giải về các con số, CDC cho hay tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân 70-80 tuổi là vì hầu hết các cụ có bệnh sẵn. Người mắc bệnh tim bị phiên dịch tăng 10% nguy cơ chết nếu mắc Covid-19, ở người tiểu đường là 7%.

Tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân nam là 2,8%, nữ 1,7%, theo nghiên cứu trên bệnh nhân Trung Quốc. Tỷ lệ tính chung cả hai giới là 2,3%. Các nhà khoa học cho rằng có một số yếu tố lý giải vì sao nam dễ đầu hàng hơn nữ trước nCoV: nữ giới về mặt tự nhiên có đáp ứng miễn dịch tốt hơn nam đối với các lây nhiễm hệ hô hấp; nữ hút thuốc ít hơn nhiều so với nam.

Tổ chức Y tế Thế giới hôm qua khuyến cáo bổ sung, những người trên 60 với các bệnh nền ở tim mạch, hôhấp và tiểu đường dễ tiến triển nặng nếu nhiễm virus, cần tránh khu vực đông người.

Lê Cầm (Theo Hill )

Thanh Uyên: 'Vợ chồng tôi hạnh phúc dù không sinh con'

Chung Vũ Thanh Uyên sinh năm 1976, là gương mặt quen thuộc của sàn diễn thập niên 1990. Cô từng đoạt giải Á hậu cuộc thi Hoa hậu Áo dài năm 1995 (Đàm Lưu Ly đăng quang). Sau đó, cô cùng Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi, Minh Anh thành lập tứ ca Ngẫu nhiên - nhóm nhạc do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt tên. Đầu thập niên 2000, cô rút khỏi làng giải trí, đi du học ngành tài phiên dịch chính - ngân hàng và lập nghiệp ở Hong Kong (Trung Quốc), Singapore. Năm 2019, cô về nước, sống cùng chồng - một doanh nhân Singapore - tại TP HCM.

- Cuộc sống của chị ra sao sau một năm về nước?

Sắc vóc tuổi 44 của Á hậu Thanh Uyên. Ảnh: Quỳnh Nguyễn.

Sắc vóc tuổi 44 của Á hậu Thanh Uyên. Ảnh: Mina Chung.

- Tôi về nước sống vì chồng chuyển công tác sang Việt Nam. Ngày đầu, tôi lấy xe máy chạy một vòng thăm lại Sài Gòn. 18 năm rời quê nhà, khi trở về, tôi bỡ ngỡ trước nhiều thay đổi. Sáu tháng đầu, tôi khá hụt hẫng vì đột ngột bỏ công việc ngân hàng đang phát triển ở Singapore. Nhưng nhìn chung, tôi hài lòng với cuộc sống hiện tại: được ăn món Việt mỗi ngày, ở cạnh người chồng gắn bó suốt hơn 20 năm, cha mẹ vẫn khỏe mạnh. Tôi không mưu cầu gì hơn thế.

- Vợ chồng chị đồng hành thế nào hơn 20 năm qua?

- Trước khi gặp anh, tôi trải qua vài mối tình không thành, từng giam mình trong phòng vì những mộng mơ tan vỡ của tuổi trẻ. Chúng tôi quen nhau năm 1996, khi đó tôi hoạt động trong làng giải trí. Anh hơn tôi 15 tuổi. Lúc mới gặp, anh hỗ trợ tôi học tiếng Anh vì ngoại ngữ của tôi còn bập bõm. Hai năm sau, chúng tôi thành đôi rồi làm giấy đăng ký kết hôn ở Singapore. Có thời gian, tôi yêu xa khoảng 10 năm, vì tôi học ở Mỹ còn chồng làm việc tại Hong Kong.

Anh luôn giúp tôi học hỏi mỗi ngày. Với nhiều cặp vợ chồng khác, những câu chuyện hàng ngày họ trao đổi thường là nuôi dạy con cái. Chúng tôi không sinh con nên chủ đề trò chuyện đa phần về công việc. Anh tư vấn cho tôi những kiến thức còn yếu trong các dự án tài chính, quản lý nhân viên... Chúng tôi tranh luận theo kiểu "agree to disagree", tức chấp nhận khác biệt của đôi bên. Hôn nhân chúng tôi bền vững nhờ cách cả hai học tập từ chính bạn đời. Anh đóng góp đến 50% thành công trong sự nghiệp của tôi.

Vợ chồng Thanh Uyên đam mê các môn thể thao mang tính vận động .

Vợ chồng Thanh Uyên đam mê các môn thể thao phối hợp. Ảnh: Mina Chung.

- Vì sao anh chị không sinh con?

- Chúng tôi đồng thuận điều này từ khi cưới nhau. Lý do có thể là tôi không cảm nhận được bản thân có nhu cầu làm mẹ. Ngoài ra, tôi sinh ra trong một gia đình khó khăn, đông con, từng chứng kiến cha mẹ chật vật mưu sinh. Tôi tự nhủ nếu sau này thành đạt sẽ lo lại cho đấng sinh thành thay vì dốc sức nuôi dạy con, lặp lại bước đường của cha mẹ. Chồng tôi đồng tình và bảo sau này nếu cần sẽ xin con nuôi. Thỉnh thoảng, anh nói vui: "Nếu không sinh con, vợ chồng mình không cần phải làm thêm 18 năm để nuôi con".

- Vì sao thuở trước chị rời khỏi ngành giải trí?

- Tôi đi du học theo tâm nguyện của gia đình. Bố mẹ tôi dang dở giấc mơ học hành nên luôn dặn con cái phải tốt nghiệp đại học. Tôi mang theo một mơ ước đơn giản: giúp gia đình kiếm thật nhiều tiền. Sau thời gian học lập trình viên ở Mỹ, tôi chọn chuyển sang ngành tài chính ở Hong Kong, làm cho một ngân hàng toàn cầu của Mỹ. Làm ở đó sáu năm, tôi tiếp tục qua Singapore, cũng theo ngành quản lý tài chính.

Thanh Uyên (phải)

Thanh Uyên (phải, hàng giữa) bên các thành viên nhóm Ngẫu nhiên: Trịnh Kim Chi (trái, hàng giữa), Trương Ngọc Ánh (phải, hàng dưới), Hà Kiều Anh (trái, hàng dưới), Minh Anh (hàng trên). Ảnh: Mina Chung.

- Nhìn những đồng nghiệp một thời như Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... thành công trong nghệ thuật, chị thấy sao?

- Trong đời, ai cũng từng đứng trước ngã ba đường buộc phải lựa chọn. Nhiều lúc nhìn lại, tôi tự hỏi, nếu không rời tứ ca Ngẫu nhiên, cuộc đời mình sẽ ra sao. Thỉnh thoảng, tôi vẫn so sánh bản thân với Trương Ngọc Ánh, Trịnh Kim Chi... Rồi tôi nhận ra, hướng đi hiện tại vẫn phù hợp với đam mê của mình nhất. Tôi chưa bao giờ nghĩ làm nghệ thuật là một điều gì đó lâu dài, chỉ là sở thích tạm thời. Lúc đó, gia đình còn chật vật, tôi đi diễn chủ yếu để giúp bố mẹ. Ngay cả chuyện rời khỏi nhóm hát, tôi cũng đã dự định từ đầu. Quan trọng hơn, tôi nghĩ mình không có năng khiếu nghệ thuật, mọi thứ chỉ là duyên số đưa đẩy. Tôi nhớ có lần, quay MV, khi camera lấy cận mặt tôi, đạo diễn phải tăng thêm hiệu ứng hậu kỳ để tạo cảm xúc hơn vì diễn xuất của tôi khá "đơ".

Sau khi tôi đi, Ngô Thanh Vân vào thay, nhóm cũng đi hát một thời gian mới tan rã. Tôi mừng vì giờ ai cũng thành đạt, viên mãn. Tôi vẫn giữ liên lạc với các thành viên cũ. Ở Singapore, tôi và cựu người mẫu Minh Anh giữ tình bạn thân suốt chục năm qua.

MV Baby one more time - nhóm Ngẫu nhiên
 
 
MV "Baby one more time" - nhóm Ngẫu nhiên

MV "Baby one more time" (lời Việt: Quốc Bảo) - nhóm Ngẫu nhiên. Video: Youtube.

- Chị còn dự định gì ấp ủ trong tương lai?

- Gần đây, tôi làm đại sứ cho một tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, chuyên tư vấn kiến thức quản lý tài chính cho phái nữ theo kế hoạch dài hạn: 5 năm, 10 năm... Ở tuổi ngoài 40, tôi muốn tận dụng điều đã học vào những dự án mang tính cộng đồng.

Tôi còn có tình yêu lớn với vật nuôi. Ở nhà, vợ chồng tôi nuôi một chú chó, cưng như con mình vậy. Thời gian rảnh, tôi và một số tình nguyện viên ở Việt Nam đi cứu chó, mèo bị bạo hành. Nghe thú nuôi nào sắp bị bỏ rơi, chúng tôi tìm đến, thương lượng với chủ nhà, sau đó kiếm người nuôi dưỡng. Về lâu dài, tôi muốn lập một hội, nhóm chuyên giải cứu vật nuôi.

Mai Nhật

Qatar ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên

Bộ Y tế Qatar cho biết bệnh nhân là một người đàn ông 36 tuổi, vừa trở về từ Iran và hiện tình trạng sức khỏe ổn định. Sau tuyên bố từ Qatar, Arab Saudi giờ đây trở thành đất nước duy nhất ở Vùng Vịnh chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với nCoV.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 ở khu vực là Iran, với 43 trường hợp tử vong và gần 600 ca nhiễm bệnh. Phần lớn các ca nhiễm nCoV trong khu vực đều từng đến Iran hoặc tiếp xúc với những người đã ở Iran.

Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh: AP.

Nhân viên khử trùng tàu điện ngầm ở Tehran, Iran, hôm 26/2. Ảnh: AP.

Các nước Vùng Vịnh đã có nhiều biện pháp kiểm dịch nhằm ngăn chặn nCoV lây lan. Bộ Ngoại giao Arab Saudi hôm 27/2 tuyên bố tạm dừng cấp thị thực cho người hành hương tới thánh địa Mecca trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Kuwait cũng kêu gọi công dân tránh đi du lịch không cần thiết do lo ngại lây nhiễm nCoV.

Dịch Covid-19 đã xuất hiện tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, tháng 12/2019, khiến hơn 85.000 người nhiễm và gần 3.000 người tử vong. WHO hôm qua tăng cảnh báo nguy cơ lây lan của Covid-19 từ "cao" lên mức cao nhất "rất cao", do sự gia tăng của các ca nhiễm và các nước bị ảnh hưởng "rất đáng lo ngại".

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đó cảnh báo tất cả các quốc gia đều phải chuẩn bị sẵn sàng cho các ca nhiễm nCoV đầu tiên. "Không một nước phiên dịch nào chủ quan rằng họ sẽ không có ca nhiễm bệnh. Đó có thể là sai lầm chết người. Virus này không có biên giới", Tedros khẳng định.

Ngọc Ánh (Theo Reuters )

'Vaccine' nào cứu doanh nghiệp khỏi dịch Covid-19

Dịch Covid-19 đang khiến các doanh nghiệp nội địa lao đao, từ khối dịch vụ, thương mại tới sản xuất. Kết quả khảo sát vừa hoàn thành của Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho thấy, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, điện tử, ôtô hay dệt may... chỉ còn đủ nguyên liệu sản xuất trong tháng 3 hoặc sang đầu tháng 4.

"Họ sẽ khó có khả năng cầm cự nếu tình hình không sáng sủa hơn vì trữ nguyên liệu cho sản xuất chỉ đủ dùng vài ba tuần tới", ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) lo lắng.

Ngoài thiếu nguyên liệu, doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất khách, đơn hàng. Họ cũng khó có khả năng giữ những công đoạn của chuỗi giá trị toàn cầu đã dày công xây dựng trong hàng thập kỷ.

"Trong ngắn hạn cần có biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp. Các ngân hàng nên cơ cấu lại khoản vay, giãn thời gian trả nợ vay; hay miễn, giãn, giảm thuế cho các doanh nghiệp ở giai đoạn khó khăn về tài chính", Chủ tịch VCCI nói.

Thậm chí ông Lộc còn đề xuất Chính phủ lập một tổ công tác đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, với nhiệm vụ trọng tâm là xử lý dứt điểm 25 điểm chồng chép trong pháp luật kinh doanh, đầu tư; đơn giản hoá ít nhất 20% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành.

Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2. Ảnh: Ngọc Thành

Công nhân một công ty may tại Thái Nguyên đang cắt vải tạo mẫu, ngày 7/2. Ảnh: Ngọc Thành

Đồng ý cần có ngay giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trước "cơn bão" Covid-19, tại cuộc họp giữa tuần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu chính sách giãn, hoãn tiền thuế, chậm nộp như thế nào để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chia sẻ với VnExpress , Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết cơ quan này đang rà lại các văn bản, quy định để trên cơ sở đó đưa ra đề xuất với Chính phủ các mức miễn, giảm thuế cụ thể với các đối tượng doanh nghiệp. Dự kiến khoảng 2 tuần nữa những đề xuất cụ thể sẽ được trình Chính phủ.

Nhiều Bộ, ngành khác cũng đã có phương án chủ động tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp . Trước thực tế thiếu nguyên liệu sản xuất của doanh nghiệp dệt may, da giày, điện tử..., Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phiên dịch "lệnh" cho các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tìm kiếm, cung cấp danh sách các nhà phân phối, sản xuất xuất khẩu nguyên phụ liệu và hỗ trợ các doanh nghiệp kết nối với nhà cung cấp nước ngoài.

Bộ này cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính rà soát các loại thuế, phí, giảm giá BOT, phí cầu đường, phí lưu giữ phương tiện, thuế nhiên liệu bay... với các doanh nghiệp vận tải, để tháo nút thắt cho thương mại biên giới với Trung Quốc. Các hãng tàu, hãng vận tải cũng được đề nghị giảm giá dịch vụ vận chuyển hàng hoá, phí dịch vụ tại cảng cho các doanh nghiệp sản xuất, logistic.

Còn ở góc độ tiền tệ, đầu tuần này loạt ngân hàng thương mại đã lần lượt tung ra gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp thiệt hại do Covid-19. Đây là động thái sau chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, yêu cầu các ngân hàng thương mại xem xét khoanh nợ, miễn, giãn thời gian trả nợ, cơ cấu lại nợ vay cho các doanh nghiệp đến hết 31/3.

Nhưng khó khăn của doanh nghiệp lúc này, là thị trường, chứ không phải vốn hay thuế, theo ông Lê Xuân Nghĩa – thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia. Ông cho rằng, chính sách tín dụng thời điểm này là cần hỗ trợ cơ cấu lại nợ "đúng địa chỉ", tránh quá đà, mất kiểm soát.

Không cho rằng một gói kích cầu lúc này sẽ là "liều thuốc tránh cho nền kinh tế suy giảm", Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nói, "lòng tin chính là động lực, là vaccine giúp ngăn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng trong bối cảnh hiện nay".

"Người dân có lòng tin họ sẽ tiếp tục tiêu dùng, không thắt chặt hầu bao, từ đó duy trì được sức mua của thị trường nội địa, mở ra cơ hội cho doanh nghiệp làm ăn. Doanh nghiệp tin họ sẽ tìm cách mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu, thị trường mới", ông nhận xét.

Ông Trần Đình Thiên nói, hỗ trợ doanh nghiệp không phải Chính phủ bơm ra bao nhiêu tiền cứu họ, mà cởi bỏ được nút thắt, điễm nghẽn nào trong cơ cấu kinh tế, quản lý doanh nghiệp. Miễn, giảm thuế hay cơ cấu lại nợ vay cho doanh nghiệp là cần thiết, nhưng chỉ có ý nghĩa tức thời, không thể giải toả hết khó khăn. Về phía doanh nghiệp, nếu chỉ trông chờ vào gói hỗ trợ từ Chính phủ lúc này như "chỗ dựa duy nhất thì không nên".

"Bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng chỉ là trợ lực bên ngoài, doanh nghiệp phải có lòng tin vượt qua và vượt lên khó khăn và nhiệm vụ của Chính phủ lúc này là chống dịch hiệu quả để gây dựng lại lòng tin đó", ông Thiên nhấn mạnh.

Nhiều đề xuất hỗ trợ cũng được đưa ra gần đây, thậm chí có ý kiến còn cho rằng Việt Nam cần một gói kích cầu kinh tế, giống các nước đang làm và coi đây là vaccine chống suy giảm kinh tế. Nhưng "vẫn còn quá sớm nói tới một gói kích cầu lúc này", Tiến sĩ Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nói với VnExpress .

Theo ông Thành, trong những trường hợp này chính sách tài khoá nên được ưu tiên hơn là tiền tệ. "Cái doanh nghiệp cần, thực ra lúc nào cũng cần là thị trường. Chính phủ nên xem xét sử dụng công cụ thuế và đầu tư công nhằm hỗ trợ tổng cầu", ông nói.

Đồng tình, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV coi nhiệm vụ ưu tiên số 1 hiện nay là "phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả". Các gói chính sách kinh tế hướng đến hỗ trợ ổn định, khắc phục khó khăn, vượt qua cú sốc về cả phía cung và cầu, cũng như chuẩn bị tốt nhất để tạo đà phục hồi mạnh ngay sau khi dịch bệnh kết thúc.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là dự án lớn, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đã được phê duyệt theo kế hoạch. "TP HCM, Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ rà soát, thanh, kiểm tra các dự án bất động sản để sớm quyết định cho phép triển khai hay không", ông Lực nêu quan điểm.

Anh Minh

Man United thắng 5-0 trong ngày "người về từ Trung Quốc" tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại

Trận hòa bạc nhược trên sân khách trước Club Brugge hóa ra đã nằm trong tính toán của HLV Solskjaer. Nhà cầm quân người Na Uy muốn giữ gìn lực lượng để bung sức trong trận lượt về tại "thánh địa" Old Trafford. Và chiến lược ấy của Solskjaer đã thành công một cách mĩ mãn.

Đón tiếp Club Brugge, Quỷ đỏ sớm có lợi thế lớn khi Simon Deli nhận thẻ đỏ rời sân vì dùng tay cản bóng trong vòng cấm địa ngay phút thứ 23. Trên chấm 11m, Bruno Fernandes thực hiện thành công đưa Man United dẫn trước 1-0.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 1.

Bruno Fernandes đang thăng hoa

Kể từ thời điểm này, trận đấu hoàn toàn trở thành một chiều. Đội chủ sân Old Trafford thoải mái phô diễn các đòn tấn công, trong khi Club Brugge chỉ có thể chịu trận.

Phút phiên dịch 34, Ighalo - chân sút vừa từ Trung Quốc chuyển về Man United trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông - ghi bàn thắng đầu tiên dưới màu áo Quỷ đỏ. Một tình huống phối hợp nhuần nhuyễn, Bruno Fernandes bấm bóng cho Mata, Mata chuyền như dọn cỗ để Ighalo lập công.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 2.

Niềm vui của Ighalo

Những phút tiếp theo, lần lượt Scott McTominay rồi Fred (2 bàn) chọc thủng lưới đội khách. Suốt 90 phút, Club Brugge không tung nổi bất cứ cú dứt điểm trúng đích nào về phía khung thành Man United.

Thắng 5-0 trên sân nhà và 6-1 chung cuộc, Quỷ đỏ thẳng tiến vào vòng 1/8 Europa League. Cơ hội vô địch của họ đang rộng mở hơn khá nhiều khi hàng loạt ứng cử viên khác sảy chân.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 3.

Man United có chiến thắng mĩ mãn

Trên sân nhà, Arsenal không tận dụng được lợi thế dù đã thắng Olympiacos 1-0 ngay tại sân khách ở lượt đi. Pháo thủ thành London để thua 0-1, khiến cuộc đọ sức phải bước vào hiệp phụ. Tại đây, Aubameyang đưa Arsenal dẫn 2-1. Song bàn gỡ của Youssef El Arabi ở phút 119 khiến đội chủ sân Emirates bị loại theo luật bàn thắng sân khách.

Man United thắng 5-0 trong ngày người về từ Trung Quốc tỏa sáng; Arsenal bất ngờ bị loại - Ảnh 4.

Arsenal chia tay Europa League

Ajax, CLB mùa trước còn nổi đình nổi đám tại Champions League, cũng đã nói lời chia tay Europa League. Nhà vô địch Hà Lan thắng 2-1 Getafe ở lượt về nhưng thua chung cuộc 2-3.

Kết quả chi tiết vòng 1/16 Europa League (đội in đậm lọt vào vòng 1/8, đội đứng trước đá lượt đi trên sân nhà):

bxh



Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản

Theo thông báo từ BTC, U19 Việt Nam sẽ là 1 trong 12 đội góp mặt tại Toulon Tournament 2020 diễn ra từ ngày 1 đến 14/6 tại Pháp. Không phải là giải đấu do FIFA tổ chức, song Toulon Tournament có lịch sử lâu đời (từ năm 1967) và sở hữu uy tín rất cao.

Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản - Ảnh 1.

HLV Troussier và các cầu thủ U19 Việt Nam ăn mừng tấm vé lọt vào VCK U19 châu Á 2020 sau trận hòa với U19 Nhật Bản

Các đội bóng tham dự Toulon Tournament thường mang đến đội hình mạnh với nhiều ngôi sao trẻ tiềm năng (độ tuổi các cầu thủ tham dự giải đấu thường từ 17 đến 23). Những đội tuyển vô địch nhiều nhất trong lịch sử là Pháp, Brazil, Anh, Bồ Đào Nha.

Khá nhiều ngôi sao tầm cỡ thế giới từng góp mặt và tỏa sáng tại Toulon Tournament như Jean-Pierre Papin, Alan Shearer, Rui Costa, Riquelme hay James Rodriguez. Nhiều đội bóng châu Âu cũng coi giải đấu như một nơi để tìm kiếm, xem giò các tài năng trẻ từ khắp nơi trên thế giới.

Chính thức: HLV Troussier dẫn U19 Việt Nam dự giải đấu danh giá có Anh, Pháp, Nhật Bản - Ảnh 2.

James Rodriguez là cầu thủ xuất sắc nhất Toulon Tournament 2011 và đến năm 2014 thì giành ngôi Vua phá lưới World Cup

Dưới sự chỉ đạo của HLV Troussier, U19 Việt Nam đã giành vé vào VCK U19 châu Á 2020. Đoàn quân áo đỏ đặt mục tiêu tiến xa tại giải đấu và hướng đến việc đoạt vé đi U20 World Cup một lần nữa.

Việc tham dự Toulon Tournament là một bước đi rất tốt dành cho U19 Việt Nam. Các cầu thủ trẻ sẽ được đối đầu với các phiên dịch đối thủ tầm cỡ thế giới và thu được nhiều kinh nghiệm quý giá trước khi bước vào VCK U19 châu Á vào tháng 10/2020.

Hiện tại BTC Toulon Tournament đã công bố 6 đội bóng tham dự giải đấu năm 2020 là Việt Nam, Anh, Pháp, Nhật Bản, Congo, Australia. 6 đội còn lại sẽ được tiết lộ trong thời gian tới.

12 đội tuyển được chia làm 3 bảng đấu. 3 đội nhất bảng và đội nhì bảng xuất sắc nhất lọt vào bán kết. Các đội bị loại sẽ đá những trận play-off phân thứ hạng.



Chuyện tình cổ tích "Anh làm cánh tay của em, em làm đôi chân của anh" đã kết thúc khi một người có niềm vui mới, người còn lại vẫn đơn côi

Trước đây, từng có một khoảng thời gian cộng đồng mạng xôn xao về chuyện tình đẹp như mơ giữa 2 người khuyết tật. Câu chuyện khiến nhiều người ngưỡng mộ và thêm tin vào sức mạnh của tình yêu.

Cả hai không hề quen biết nhau cho đến khi xảy ra biến cố lớn trong cuộc đời mỗi người. Chàng trai A Ba đã mất đi đôi chân vì tai nạn xe hơi còn cô gái A Kiều cũng chỉ còn cánh tay trái sau một tai nạn bất ngờ.

Hai con người không may mắn vô tình gặp nhau, phải lòng nhau và nguyện gắn bó cả đời với nhau. Họ làm việc cùng một nhà máy, cách nói chuyện vui vẻ và thú vị của A Ba nhanh chóng thu hút sự chú ý của A Kiều. Sau nhiều cuộc trò chuyện và tâm sự, cả hai chính thức trở thành một đôi.

Chuyện tình cổ tích Anh làm cánh tay của em, em làm đôi chân của anh đã kết thúc khi một người có niềm vui mới, người còn lại vẫn đơn côi - Ảnh 1.
Chuyện tình cổ tích Anh làm cánh tay của em, em làm đôi chân của anh đã kết thúc khi một người có niềm vui mới, người còn lại vẫn đơn côi - Ảnh 2.

A Kiều trở thành đôi chân cho A Ba.

Sau khi dọn về ở cùng nhau, A Kiều đã trở thành đôi chân của A Ba, còn A Ba thay thế cho đôi tay của A Kiều. Chuyện tình cổ tích này khiến nhiều người cảm động.

Dù cơ thể không còn lành lặn nhưng tinh thần của A Ba và A Kiều vẫn rất tích cực. Vào một ngày, cả hai quyết định thực hiện một ý tưởng táo bạo: Đăng tải cuộc sống hằng ngày của họ phiên dịch lên internet. Những video này nhanh chóng khiến dư luận biết đến chuyện tình đẹp như phim ảnh của họ. Với thu nhập có được từ những video đó, cuộc sống của cả hai đã được cải thiện.

Chuyện tình cổ tích Anh làm cánh tay của em, em làm đôi chân của anh đã kết thúc khi một người có niềm vui mới, người còn lại vẫn đơn côi - Ảnh 3.
Chuyện tình cổ tích Anh làm cánh tay của em, em làm đôi chân của anh đã kết thúc khi một người có niềm vui mới, người còn lại vẫn đơn côi - Ảnh 4.

Cả hai thường xuyên đăng tải video quay lại cuộc sống hằng ngày của mình lên mạng.

Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau, A Ba và A Kiều bất ngờ tạm dừng quay video khiến những người theo dõi họ phải hoang mang. Thời gian trôi qua nhanh chóng, mọi người dần không còn để ý đến cặp đôi này nữa thì giữa năm 2019, thông tin A Ba và A Kiều chia tay đã lan truyền rộng rãi trên mạng khiến dư luận bàng hoàng.

Hiện tại, còn có thêm thông tin rằng anh chàng A Ba đã tìm được niềm vui mới, anh và cô gái kia sẽ sớm kết hôn. Trong khi đó, A Kiều vẫn lầm lũi sống một mình khiến cộng đồng mạng cảm thấy thương tiếc cho cô.

Nguồn: Sohu

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng' - VnExpress
×
Thứ bảy, 29/2/2020, 10:18 (GMT+7)

Kazu Miura: 'Tôi muốn chơi bóng đến hơi thở cuối cùng'

Cầu thủ người Nhật Bản Kazu Miura, vừa sang tuổi 53 hôm 26/2, nói về đam về và khát khao chơi bóng khi trả lời phỏng vấn tờ L'Équipe.

Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.

Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với dịch vụ biên dịch Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.

Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay, khi ông đang chuẩn bị trước mùa giải. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.

Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.

Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".

Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp) có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.

Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira
 
 
Những khoảnh khắc ấn tượng của King Muira

- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?

- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.

- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?

- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.

- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?

- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.

- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?

- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.

- Thậm chí ở tuổi 53?

- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.

- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?

- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.

- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?

- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.

- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?

- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.

- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?

- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.

Miura thời khoác áo Genoa.

- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?

- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.

- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?

- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.

- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?

- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.

- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?

- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.

- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?

- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.

- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?

- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.

- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.

- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.

- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?

- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.

Miura xem việc không được dự World Cup là một trong những niềm đau lớn nhất sự nghiệp. Ảnh: Reuters.

- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?

- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.

- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?

- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.

- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?

- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.

- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho một nhân vật huyền thoại như thế?

- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.

Miura là hình mẫu ngoài đời thực, là cảm hứng để tác giả Yoichi Takahashi sáng tác nên bộ truyện tranh "Đội trưởng Tsubasa".

- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?

- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.

- Vậy còn Michel Platini?

- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?

- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.

- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!

- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.

- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.

- Vậy Neymar?

- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.

- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?

- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.

Miura đang cùng Yokohama FC chuẩn bị cho mùa giải 2020.

- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?

- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?

- Joueur.

- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".

Hoàng Thông dịch

Sharp sản xuất khẩu trang

Nikkei hôm qua (28/2) đưa tin đại gia điện tử Nhật Bản Sharp sẽ là công ty đầu tiên của nước này ngoài lĩnh vực y tế quyết định làm khẩu trang. Họ sẽ sản xuất từ giữa tháng 3, với công suất mỗi ngày vào khoảng 150.000 chiếc. Mục tiêu cuối cùng là 500.000 chiếc một ngày.

Hãng dự kiến sản phẩm sẽ lên kệ vào cuối tháng. Ban đầu, Sharp sẽ lắp đặt 3 dây chuyền tại phòng đã được khử khuẩn trong một nhà máy ở tỉnh Mie. Đây là nơi hãng sản xuất màn hình LCD.

Chính phủ Nhật Bản gần đây kêu gọi các công ty tăng sản xuất dịch vụ biên dịch để đáp ứng nhu cầu khẩu trang đang tăng tại nước này, do dịch Covid-19 lan tràn. Nhật Bản đã ghi nhận hơn 200 trường hợp nhiễm nCoV, không bao gồm hơn 700 người nhiễm virus trên du thuyền Diamond Princess.

Họ muốn nâng công suất cả nước lên 600 triệu chiếc mỗi tháng. Công suất hiện tại vào khoảng 400 triệu khẩu trang. Chính phủ nước này cũng cho biết sẽ hỗ trợ tối đa 30 triệu yen (275.000 USD) cho công ty đầu tư vào việc sản xuất khẩu trang.

Trước Sharp, Foxconn (Đài Loan), SAIC-GM-Wuling - một liên doanh của General Motors tại Trung Quốc, và hãng xe BYD (Trung Quốc) cũng đã bắt tay vào việc sản xuất khẩu trang.

Hà Thu (theo Japan Today, Reuters)

Xe quần áo giá 0 đồng của cụ ông Sài Gòn

Ba năm nay, dù mưa hay nắng ông Nguyễn Văn Tư (80 tuổi, ở huyện Nhà Bè) cũng chạy xe ba gác điện quanh huyện và các quận 4,5,7 để bán quần áo giá 0 đồng.



"Ngày còn trẻ tôi lái xe container đường dài. Giờ về già vẫn nhớ nghề, không chạy đây đó thì khó chịu lắm. Trước tôi hay đi công quả trong chùa, mê làm từ thiện nên mới kiếm cái xe để chạy vòng vòng giúp người nghèo", ông Tư kể.

Mọi người thường gọi ông là Tư Ẩn. Ông kể, m ột lần đi chùa, ông thương cảm khi nhìn thấy những đứa trẻ mặc đồ sờn rách, mặt mũi lấm lem như mình ngày trẻ. Sau lần đó, ông cùng vợ mua quần áo cũ rồi sắm chiếc xe máy bốn bánh để vừa chạy vừa tặng đồ. Năm ngoái, một nhà hảo tâm đã cho ông chiếc xe ba gác điện để chở được nhiều đồ hơn.

Giờ ông Tư Ẩn không còn mua đồ cũ, nguồn quần áo đều do mọi người quyên góp. Địa điểm ông chạy xe đến thường là khu công nghiệp, chợ, bệnh viện... nơi có nhiều công nhân, lao động nghèo.

"Tôi để bảng giá 0 đồng chứ không phải miễn phí là vì muốn tôn trọng người nhận và để họ tự nhiên đứng chọn cái quần, cái áo ưng ý", ông nói.

Chiếc xe đi ngang dịch vụ biên dịch đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè), ông Phạm Văn Thanh, nhân viên bảo vệ vội chạy theo gọi: "Bác Tư ơi, dừng xe".

Lần thứ hai mua quần áo giá 0 đồng, ông Thanh lựa được một bộ đồ cho con trai mình. "Ông Tư tốt bụng lắm, ai mua đồ đều ân cần chọn giúp, có khi ông còn nài nỉ người ta lấy thêm nhiều vào", người bảo vệ 52 tuổi nói, vừa cảm ơn cụ ông.

Ông Tư Ẩn tự tay chọn áo sơ mi và ướm thử cho anh Nguyễn Ngọc Thái, người bán trái cây dạo trên đường vào Khu công nghiệp Long Hậu (huyện Nhà Bè).

"Tôi chọn được cái áo và quần jeans, là đồ cũ nhưng còn khá mới, thuận tiện để mặc đi làm. Tôi có gửi vài đồng mà ông Tư nhất quyết không nhận. Ông còn cám ơn tôi vì đã lấy quần áo", anh Thái (37 tuổi) nói.

Nhiều người dân ở huyện Nhà Bè đã quá quen với hình ảnh ông lão đi bán quần áo từ thiện. Họ luôn vui vẻ mang quần áo cũ tặng ông. Mỗi điểm dừng xe, ông Tư đều nán lại trò chuyện với mọi người.

Mỗi ngày, ông Tư Ẩn chạy khoảng 50 km, đến trưa về nghỉ rồi lại đi tới chiều tối thì về nhà. Trước sân nhà ông (nằm trong con hẻm đường Nguyễn Văn Tạo, huyện Nhà Bè), ông dựng nhà kho chứa đầy quần áo cũ. Ông cho biết, đồ cũ ngoài mang bán thì phần lớn được đóng bao gửi đi từ thiện ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

Những bộ quần áo đẹp nhất được ông Tư Ẩn và vợ - bà Lê Thị Bé (65 tuổi) - treo trên giá cho khỏi nhăn trước khi mang đi bán. "Ngày nào cũng có người nhận quần áo. Nhìn họ thích thú lấy thêm đồ về cho anh em, con cháu tôi vui lắm. Có những ngày trên xe không còn bộ nào luôn", ông Tư Ẩn cho biết.

Do một bên mắt đã mờ nên những bộ quần áo được vợ chồng ông buộc dây, đóng bịch và ghi rõ từng loại như quần nữ, áo nam, đồ trẻ em...

Căn nhà hai vợ chồng ông Tư Ẩn nằm sâu trong một con hẻm trên đường Nguyễn Văn Tạo. Khi sáu người con (3 trai, 3 gái) khôn lớn và lập gia đình riêng, hai ông bà dọn ra riêng ở vùng ngoại thành vui hưởng tuổi già.



Căn nhà cũng để nhiều quần áo, mỗi chiều bà Lê Thị Bé phụ giúp chồng soạn đồ, đóng bao cho vào kho. "Trước kia mua đồ si về tôi lại phải phơi giặt mất cả ngày. Giờ thì tuần nào cũng có người cho đồ, họ đã giặt sẵn, phân loại rõ ràng nên đỡ biết bao nhiêu", bà Bé cho biết.

Hơn chục năm trước, ông Tư bị khối u phải cắt thanh quản. Mất đi giọng nói, ông giao tiếp với mọi người thông qua một chiếc máy phụ trợ do họ hàng bên Mỹ tặng.

Buổi tối, cặp vợ chồng già chỉ quanh quẩn trong nhà, cùng nói chuyện, xem tivi. "Tôi hạnh phúc vì có thể mang niềm vui nhỏ cho nhiều người và có một cuộc sống điền viên thoải mái. Tâm nguyện của tôi là mong được làm từ thiện đến hết sức lực mới thôi", ông Tư Ẩn chia sẻ.

Quỳnh Trần