"Mẹ ơi, sao con không có tay như các bạn? Bao giờ tay con sẽ mọc hả mẹ?"
Lớn lên tại vùng thôn quê đến năm 20 tuổi chị Tuyên đi lập gia đình. Khi vừa có người con đầu lòng thì hôn nhân tan vỡ, chị Tuyên ôm con trai về lại thôn Muối sinh sống.
Tiến Anh sinh ra trong thiệt thòi nhưng không bao giờ chịu khuất phục số phận.
Sau khi nỗi đau nguôi ngoai, chị Tuyên mong muốn con có anh có em nên mở lòng bén duyên và mang bầu lần thứ 2. Đến những tháng cuối của thai kỳ, người mẹ được các bác sĩ chẩn đoán mang bầu song sinh nhưng 1 trong 2 đứa trẻ phát triển không bình thường.
"Một bé không có tay", bác sĩ nói xong, chị Tuyên đau quặn lại. Ngồi cạnh con gái mang bầu, bà ngoại đứa bé gạt nước mắt, nắm chặt tay con rồi động viên con gái cố gạt lo lắng tủi hờn sang một bên giữ sức khoẻ đến ngày sinh cháu.
2 anh em song sinh nhưng từ khi còn trong bụng mẹ, Tiến Anh đã phát triển không bình thường và không có tay sau khi sinh ra.
Ngày vào viện sinh, bác sĩ và bà ngoại đứa bé ngồi tâm sự với chị trước khi cho gặp con để giữ bình tĩnh. Ôm 2 đứa con song sinh trong lòng, nhìn một trong 2 đứa bụ bẫm không có tay, chị Tuyên cắn chặt môi trào nước mắt nhưng rồi nở một nụ cười mãn nguyện để chào đón bé đến với gia đình. Chị đặt tên cho đứa trẻ không tay ấy là Nguyễn Tiến Anh.
Cậu bé tự dùng chân để tập làm mọi việc cá nhân và học tập.
Có đam mê vẽ tranh từ nhỏ, Tiến Anh mơ ước khi lớn lên, mình sẽ trở thành một hoạ sĩ.
Ngày qua ngày, Tiến Anh không đứng dậy đi lại như những đứa trẻ khác. Đã có lúc chị Tuyên nghĩ, có lẽ Tiến Anh sẽ không bao giờ đứng dậy. Thế nhưng một ngày, thấy người anh song sinh đứng lên tập đi, Tiến Anh cũng tự men theo mép giường và bờ tường để tập đi. Không có tay, cậu bé chẳng cân bằng được cơ thể, nhổm dậy lại ngã lăn và tiếp đất bằng mặt. Không có tay chống đất, cậu cũng chẳng tự đứng lên được. Thời gian ấy, mặt cậu bé lúc nào cũng đầy sẹo lớn nhỏ.
Những nỗi đau, nỗi thương con trong chị Tuyên cứ ngày một lớn dần. Thế nhưng tia hy vọng bắt đầu loé lên khi Tiến Anh không bỏ cuộc. Hôm ấy đi làm đồng về, chị Tuyên đã trào ra 2 hàng nước mắt cùng nụ cười mãn nguyện khi thấy 2 đứa trẻ chạy ra cổng đón mẹ và lon ton sau cùng là Tiến Anh, cậu bé đã đi được.
Từ khi còn nhỏ, Tiến Anh đã nhận thức được sự thiếu hụt của bản thân mà luôn cố gắng tự mình làm mọi việc cá nhân.
Tìm đến căn nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Tuyên (SN 1985, tại thôn Muối, xã Lan Mẫu, huyện lục Nam, tỉnh Bắc Giang) vào một buổi chiều đông, tiếng nô đùa nô nức của mấy đứa trẻ vọng cả một vùng quê hẻo lánh.
Một mình nuôi người con cả và 2 đứa con song sinh, chị Tuyên chăm thêm cả đứa cháu con nhà chị gái sinh sống cùng gia đình. Đối với nhiều nhà nông, việc 2 vợ chồng làm 1 mẫu ruộng đã là quá sức nhưng chị Tuyên được ví như "người đàn bà không phổi" trong vùng khi một mình kiêm 1 mẫu rưỡi ruộng. Để có thêm kinh phí chăm sóc 3 đứa con, chị nhận làm thêm công việc bếp núc cho một trường mầm non tư thục gần nhà.
Chị Tuyên cho rằng, dù khó khăn nhưng bản thân luôn cảm thấy vui vẻ và tự hào khi Tiến Anh ngoan ngoãn, tự lập và có nghị lực.
Tiến Anh đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập.
Cậu bé cũng vẽ đẹp và thường đạt được giải thưởng cao trong các cuộc thi của trường và các cuộc thi cấp thành phố.
Nhận thấy hoàn cảnh khó khăn của mẹ, 3 đứa con rất ngoan ngoãn và chăm học, đặc biệt là Tiến Anh, dù khuyết đi 2 cánh tay nhưng cậu bé có tính tự lập từ nhỏ. Tiến Anh muốn tự mình làm tất cả mọi thứ mà không phải phiền đến các anh và mẹ.
Sinh ra không có 2 bàn tay thế nhưng khi gần 2 tuổi, Tiến Anh đã nói sõi, chạy lon ton khắp nhà, dùng chân chơi bóng và tự tập dùng chân xúc cơm ăn.
"Lúc cho nó đi học mẫu giáo, tôi chỉ nghĩ cho con đi cho có môi trường để giao tiếp, hoà nhập với cộng đồng, chơi với bạn bè để đỡ tủi thân chứ không dám nghĩ cháu có thể viết hay thậm chí vẽ tranh như các bạn", chị Tuyên tâm sự.
Mọi công việc như đánh răng, rửa mặt, Tiến Anh đều tự tập làm thành thạo.
Dù nhiều lần cố gắng tập luyện, đôi chân của em bị trượt rút đau buốt nhưng em không kêu than với mẹ và đều cắn răng chịu đựng vì sợ mẹ lo.
Đến lớp học, dù không có tay nhưng Tiến Anh tỏ ra vô cùng thông minh và lanh lợi. Cũng chính vì vậy, cậu bé dần nhận thấy bản thân không giống bạn bè. Chị Tuyên nhớ mãi ngày hôm ấy, khi trên đường đón con từ trường trở về Tiến Anh bỗng hồn nhiên cất tiếng hỏi mẹ: "Mẹ ơi, sao con không có tay như các bạn? bao giờ thì tay con mới mọc hả mẹ?".
Câu hỏi hồn nhiên của cậu con trai khiến chị Tuyên đau quặn lòng, 2 hàng nước mắt cứ thế trào ra. Cố giấu đi nỗi đau, chị Tuyên bình tĩnh lại và lựa chọn cách giải thích cặn kẽ với con để cậu hiểu rằng, mình là người khuyết tật, tay của Tiến Anh sẽ không bao giờ mọc được nữa. Nghe mẹ nói xong, Tiến Anh im lặng.
Vẽ cuộc đời bằng đôi chân kỳ diệu và những ước mơ nhỏ bé
Nhận thức được sự thiệt thòi, thiếu hụt của bản thân nhưng Tiến Anh không tỏ ra mặc cảm, tự ti mà luôn nô đùa hoà đồng với bạn bè cùng trang lứa. Cậu bé cũng dần tự tập luyện cho đôi chân của mình làm thay công việc của đôi tay.
"Tiến Anh vậy nhưng nó không buồn, nó cứ tự lấy chân tập mọi thứ. Ban đầu tôi thấy nó lấy chân xúc cơm ăn được tôi cũng ngạc nhiên lắm, nhiều khi nó cũng bị trượt rút chắc đau lắm nhưng không thấy bao giờ kêu với mẹ cả", chị Tuyên tâm sự.
Em cũng dùng chân sử dụng thành thạo máy tính để tìm hiểu các kiến thức trên mạng Internet.
2 người anh của Tiến Anh vẫn thường nói, "Em Tiến Anh có đôi chân kỳ diệu lắm".
Tự tập luyện từ bé, đôi chân của cậu bé dẻo và thuần thục như đôi bàn tay của mọi người. Hàng ngày, Tiến Anh tự làm được tất cả các công việc cá nhân như ăn cơm, uống nước, tắm rửa, mặc quần áo,.. Cậu không muốn nhờ mẹ hay các anh làm giúp bất cứ việc gì.
Cũng chính vì sự cần cù, nghị lực phi thường và tính tự lập từ nhỏ nên Tiến Anh có những thành tích ấn tượng trong việc học tập dù chỉ có đôi chân. Các cô giáo tại trường cũng phải thừa nhận Tiến Anh viết chữ đẹp, tiếp thu nhanh và năng Công ty dịch thuật Sài Gòn 247 Blog động. Cậu bé cũng không bao giờ chịu nhận sự trợ giúp nào từ các anh, mẹ và bạn bè trong việc học tập và rèn luyện bản thân dù được mọi người đề xuất.
"Nó cứ tự kẹp bút vào 2 ngón chân rồi tự tập viết, tập vẽ. Lúc nào đau quá nó cũng chẳng kêu, tôi thấy thương lại nắn chân cho nó bớt đau. Nó cứ cúi gằm tập viết thế mãi đến lưng gù hết xuống rồi. Suốt ngày ước làm Hoạ sĩ nên tôi còn trêu cháu là "vẽ đến lưng gù hết rồi còn muốn làm Hoạ sĩ", chị Tuyên cười.
Cậu bé dùng các ngón chân để kẹp những đồ vật sử dụng hàng ngày.
Em sử dụng những ngón chân thuần thục như một bàn tay bình thường của mọi người.
"Trước đây nó vẫn hay bảo mẹ là "mẹ dạy con cắm cơm đi, để con phụ mẹ" nhưng tôi từ chối. Làm sao mà nó cắm được chứ, chẳng nhẽ lấy chân vo gạo xong chân ướt rồi lại kẹp phích điện cắm cơm nguy hiểm lắm mà lúc nào cũng cứ đòi cắm giúp mẹ", chị Tuyên vui vẻ nói.
Sau tất cả những đau đớn rèn luyện, Tiến Anh đã sử dụng thuần thục đôi chân của mình để làm mọi việc cá nhân và đạt được nhiều thành tích tốt trong học tập.
Ngoài việc năng động trong học tập Tiến Anh cũng rất thích vẽ, cậu bé đã đạt được nhiều giải vẽ tranh của trường và các cuộc thi vẽ tranh cấp thành phố. Cậu vẫn hay mơ ước sau này mình sẽ trở thành một Hoạ sĩ.
Bằng đôi bàn chân đầy nghị lực của mình, Tiến Anh vẫn đưa bút vẽ lên những gam màu tươi sáng trong cuộc sống, viết lên câu chuyện của cuộc đời mình.
"Con không có tay như các bạn, con làm mọi thứ bằng chân để không làm mẹ buồn thêm. Con thương mẹ lắm, mẹ cũng thương con nữa. Sau này lớn con sẽ làm một họa sĩ giỏi để chăm sóc mẹ", Tiến Anh ngượng ngùng nói rồi hí hửng mang những bức tranh mình đã từng vẽ và những hình ảnh mình trong các buổi nhận giải thưởng ra khoe với chúng tôi.
Với nghị lực phi thường, Tiến Anh vẽ tất cả mọi thứ dưới góc nhìn của chính mình bằng đôi chân kỳ diệu. Em cũng tham gia cuộc thi "Em vẽ ước mơ của em" năm 2018 do hãng bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam phối hợp với Báo Thiếu niên Tiền Phong tổ chức, Tiến Anh đã đoạt giải khuyến khích.
Cũng giống như cái tên của mình, Tiến Anh không bao giờ bỏ cuộc trước những khó khăn của bản thân gặp phải. Hàng ngày bằng đôi bàn chân đầy nghị lực của mình, Tiến Anh vẫn đưa bút vẽ lên những gam màu tươi sáng trong cuộc sống và tự viết lên câu chuyện của cuộc đời mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét